Việc mix vocal cần rất nhiều kinh nghiệm và sự sáng tạo để cho ra một bản mix hay. Hôm nay Thế Thảo sẽ đưa ra 7 lời khuyên để giúp mọi người có thêm ý tưởng cho bản mix của mình.
1. Thu âm đúng
Thu âm đúng là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả để có bản thu chuyên nghiệp, tạo tiền đề để chuẩn bị cho khâu mix vocal vào nhạc beat sau đó. Dân phòng thu có câu “garbage in garbage out”. Ý nói thu âm đầu vào chất lượng kém thì chất lượng đầu ra cho dù mix vocal có kỹ đến đâu cũng sẽ là mớ âm thanh tồi mà mà thôi. Mọi người nên để ý những yếu tố sau khi thu:
+ Đối với loại micro condenser: Khoảng cách thu lý tưởng từ 15-30 cm. Hướng micro vào vị trí miệng
+ Đối với micro dynamic khoảng cách thu từ 5-15 cm
+ Dùng tai nghe Close-Back (loại tai nghe kiểm âm không để lọt âm thanh từ trong tai ra ngoài)
+ Giữ không gian trong lúc thu yên tĩnh nhất có thể
2. Xử lý tạp âm
Bước tiếp theo là xử lý vocal là loại bỏ các yếu tố gây nhiễu mà vẫn giữ cho âm sắc giọng hát không bị biến đổi. Thông thường mình sẽ sử dụng các công cụ sau để làm sạch vocal:
– Spectral Denoise (Rx7): Loại bỏ tạp âm của môi trường xung quanh
– Mouth – Declick (Rx7): Loại bỏ tiếng nhép miệng của người hát
– Tùy môi trường, đôi khi mình dùng thêm De – Reverb Rx7(loại bỏ vang phòng)
*** Tải bộ Rx7 Izotope bằng link Google Drive tại ĐÂY
3. Xử lý hơi thở
– Melodyne: Mình thường dùng các công cụ trong melodyne 5 để giảm nhỏ âm lượng hơi thở. Cách này tuy thủ công nhưng giúp mình xử lý chính xác hơn rất nhiều so với các plugin hỗ trợ lọc hơi thở
– Nếu bạn không muốn dành nhiều thời gian để xử lý từng hơi thở thì có thể dùng công cụ De-Breath – một công cụ trong bộ Rx7
*** Tải bộ Melodyne 5 bằng link Google Drive tại ĐÂY
4. Xử lý âm xuýt – âm xì
Trong bản Melodyne 5 chúng ta cũng có thể xý lý thủ công âm xuýt bằng cách giảm âm lượng cả nó.
Ngoài ra De-esser cũng là công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho việc loại bỏ bớt âm thanh này. Plugin này nằm trong bộ Wave và rất thông dụng để mình xử lý loại bỏ bớt âm xuýt – tiếng “xì”(gây chói tai)
*Lưu ý: Khi xử lý tạp âm, hơi thở và âm xuýt các bạn chỉ nên tác động vừa phải, không nên loại bỏ hoàn toàn những âm thanh đó vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của vocal. Một mẹo là các bạn tăng dần mức độ tác động và nghe xem âm thanh có bị méo hay biến đổi không. Hãy lắng nghe đôi tai của mình!
5. Sử dụng thêm automation (tự động hóa)
Compressor là công cụ dùng để nén vocal, làm đều vocal tác động theo nguyên lý tới ngưỡng nén (threshold) thì sẽ bắt đầu nén theo 1 tỉ lệ (ratio) nào đó. Việc này sẽ gây ra hiện tượng âm thanh bị nén không đều ở những mức âm lượng khác nhau. Âm lượng lớn thì nén nhiều, âm lượng nhỏ thì nén ít hoặc sẽ không bị nén nếu quá nhỏ. Chính vì thế việc sử dụng automation volume (tự động điều chỉnh âm lượng) sẽ hỗ trợ compressor hoạt động hiệu quả hơn. Một công cụ tuyệt vời cho automation vocal là “Vocal Rider Mono” trong bộ Wave. Công cụ này sẽ giúp cho việc mix vocal đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
6. Tránh sử dụng fast attack time
Việc dùng fast attack time sẽ làm cho giọng hát không còn nảy, độ lực, gây cảm giác cứng và không thật. Cách đơn giản là hãy giảm attack time nhé!
7. Dùng pre-delay đúng cách
Khi sử dụng reverb các bạn hãy chú ý đến pre-delay để đặt vocal vào vị trí bạn mong muốn. Tăng pre-delay sẽ khiến vocal đẩy lùi ra phía sau và ngược lại. Sử dụng tinh tế pre-delay sẽ giúp làm rõ không gian bản mix.